Mua nhà, tậu xe nhờ kiếm tiền tỷ từ môi giới BĐS nghỉ dưỡng

Phân khúc nghỉ dưỡng, điểm sáng của bất động sản năm vừa qua, giúp nhiều môi giới có thu nhập “khủng” lên đến nhiều tỷ đồng.

Một vài doanh nghiệp phân phối bất động sản mới đây công bố mức thu nhập “khủng” của nhân viên môi giới năm vừa qua lên đến hàng trăm thậm chí hàng tỷ đồng. Đáng chú ý có một số môi giới phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng có thu nhập lên tới nhiều tỷ đồng.

Mua nhà, tậu xe nhờ môi giới

Theo anh Nguyễn Tùng Anh, một môi giới phân khúc nghỉ dưỡng của Công ty cổ phần thương mại Địa Ốc 5 Sao, nếu chịu khó, một môi giới bình thường của phân khúc này có thể đạt thu nhập khoảng 1-3 tỷ đồng/năm.

Mua nha, tau xe nho kiem tien ty tu moi gioi BDS nghi duong hinh anh 1

Bất động sản nghỉ dưỡng là điểm sáng của thị trường trong năm 2016. Ảnh: Đoàn Nguyên – Ngọc Minh.

Thậm chí, một số môi giới đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề, các mối quan hệ xã hội rộng thu nhập có thể lên đến khoảng 3-5 tỷ đồng/năm.

Anh Tùng Anh chia sẻ thêm bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc có giá khá cao trên thị trường bao gồm các sản phẩm như biệt thự biển, căn hộ khách sạn, đất ven biển… Năm vừa qua, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có sự tăng trưởng lớn nên doanh số rất tốt. Trung bình một căn biệt thự biển có giá từ 15-30 tỷ đồng, còn căn hộ khách sạn có giá 2-3 tỷ đồng. Giá trị lớn nên biên độ hoa hồng của phân khúc này cũng rất hấp dẫn.

Anh Nguyễn Tuấn, giám đốc một công ty phân phối bất động sản có tiếng trên thị trường chia sẻ một môi giới nếu chăm chỉ có thể bán được khoảng 1-2 căn hộ khách sạn/tháng và 1 căn biệt thự biển.

Thậm chí doanh số có thể nhiều hơn con số nay. Nếu bán thành công, chủ đầu tư sẽ trả hoa hồng cho đơn vị phân phối khoảng 3% giá trị hợp đồng. Môi giới sẽ nhận được khoảng 1-1,5%. Nếu trừ các chi phí cá nhân đi, mỗi môi giới có thể thu nhập khoảng 10-15 triệu/căn hộ khách sạn và 100-200 triệu/căn biệt thự biển. Trung bình một tháng, một nhân viên viên môi giới có thể có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Không chỉ có tiền, anh Tùng Anh cho biết thêm nhân viên môi giới còn được rất nhiều thứ đi kèm trong quá trình bán phân khúc bất động sản cao cấp. Môi giới có thể được làm việc, tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư là những người có vị thế trong xã hội. Qua đó kỹ năng mềm và các mối quan hệ được gia tăng nhanh chóng.

Ngoài ra, với các khách hàng tiềm năng, môi giới được chủ đầu tư và công ty tạo điều kiện dẫn khách đi tham quan, trải nghiệm cuộc sống tại các dự án. Nhiều môi giới còn tâm sự cảm thấy “chán” khi ngủ biệt thự biển, căn hộ khách sạn thường xuyên.

Thu nhập khủng khiến nhiều môi giới có cơ hội đổi đời. Nhiều người đã mua được nhà, tậu được xe chỉ sau một năm làm nghề. Một số môi giới có kinh nghiệm thậm chí còn có tiền để đầu tư chính dự án mà mình phân phối.

Con đường không chỉ có hoa hồng

Cũng theo anh Nguyễn Tùng Anh, để trở thành một môi giới bất động sản nghỉ dưỡng có thu nhập cao là việc vô cùng khó khăn. Rất nhiều môi giới đã bỏ nghề. Rất ít người theo được vì phân khúc này bán hàng rất khó.

Đầu tiên, môi giới chính là người tạo ra nhu cầu cho khách hàng. Với phân khúc nhà ở, người mua là do nhu cầu thực sự để ở hoặc cho thuê. Còn với người mua bất động sản nghỉ dưỡng chủ yếu là để đầu tư. Nhiều khách hàng có hàng chục, hàng trăm tỷ đồng nhưng không hề có nhu cầu. Môi giới chính là người khơi gợi nhu cầu, phân tích cho khách về triển vọng đầu tư một cách hiệu quả.

Mua nha, tau xe nho kiem tien ty tu moi gioi BDS nghi duong hinh anh 2
Nghề môi giới bất động sản nghỉ dưỡng đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Ảnh minh họa.

Thứ hai là việc tìm kiếm khách hàng. Mới vào nghề, môi giới phải tự tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng bằng nhiều cách. Người thì phát tờ rơi, người thì telesales (bán hàng qua điện thoại), người thì quảng cáo trên các website môi giới, người thì gặp gỡ tiếp cận với khách hàng có tiềm năng… Trong khi đó, người thực sự có tiềm lực và quan tâm thường rất ít và khó tiếp cận. Công sức tìm kiếm khách hàng rất khó khăn.

Thứ ba, người làm môi giới bất động sản nghỉ dưỡng phải rèn luyện nhiều kỹ năng. Đầu tiên là kỹ năng bán hàng. Chiến lược “chai mặt” đặc biệt có tác dụng với nghề này. Nhiều môi giới nhận được hàng chục sự từ chối hàng ngày. Có người phải tư vấn qua song cửa vì khách hàng không tin tưởng cho vào nhà. Thậm chí, có người còn bị kỳ thị do khách hàng thấy giống bán hàng đa cấp. Ngoài ra, các kỹ năng khác như giao tiếp, tư vấn cho khách hàng cũng cần hoàn thiện ở khả năng rất cao. Tạo được sự tin tưởng của khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, nhân viên môi giới phải rất tích cực “chăm sóc khách” bởi đây là sản phẩm không thiết yếu, nhiều khách hàng quên rất nhanh. Nói chung, để làm được môi giới của nghề này không hề đơn giản. Đòi hỏi tính kiên trì, khả năng tập trung rất lớn, đặc biệt là không nản chí.

Nghề nghiệp tiếp tục hấp dẫn

Theo dự báo của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, năm 2018, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là điểm sáng của thị trường. Theo đó, năm tới tiếp tục có nhiều dự án mới ra mắt thị trường. Nhu cầu của khách hàng vẫn còn rất lớn. Tăng trưởng tín dụng trong phân khúc này sẽ tiếp tục tăng.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, cơ hội nghề nghiệp cho môi giới bất động sản nghỉ dưỡng sẽ còn rất nhiều trong tương lai.

“Chính phủ đang rất quan tâm đến phát triển du lịch. Cùng với đó, xu hướng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng không chỉ có ở ven biển mà còn lan ra nhiều địa phương khác có tài nguyên du lịch hấp dẫn như: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội… Do đó, khi thị trường phát triển, môi giới sẽ có nhiều cơ hội hơn”, ông Hà cho biết thêm.

Còn theo ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Địa ốc 5 Sao, cơ hội nghề nghiệp của nghề môi giới bất động sản nghỉ dưỡng không chỉ dừng lại ở năm 2017 mà còn nhiều năm tới nữa. Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai nên còn rất nhiều tiềm năng.

Ngoài ra, ông Tuấn cho rằng, làm môi giới bất động sản nghỉ dưỡng cần nghiêm túc mới mong thành công. Không thể “hớt váng” thị trường mà làm ăn qua loa được.

Nguồn: https://news.zing.vn/mua-nha-tau-xe-nho-kiem-tien-ty-tu-moi-gioi-bds-nghi-duong-post711106.html

Trường Đại học Tài chính – Marketing tổ chức tuyển sinh đào tạo bậc đại học ngành Bất động sản với thông tin xét tuyển như sau:

Phương thức xét tuyển chung của Trường Đại học Tài chính – Marketing

Chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành Bất động sản: 200

Địa chỉ liên hệ:

Trường Đại học Tài chính – Marketing

Khoa Thẩm định giá – Kinh doanh Bất động sản

Phòng B.301, 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7, TP. HCM

Hotline tư vấn tuyển sinh: 028. 37720406

Website: khoathamdinhgia.ufm.edu.vn

Email: khoatdg@ufm.edu.vn

Nghề mới toanh có thể bạn chưa biết: Quản lý bất động sản

Có mặt trên thế giới từ lâu, nhưng tại Việt Nam, nghề Quản lý bất động sản chỉ mới xuất hiện thời gian gần đây, khi các tòa cao ốc bắt đầu mọc lên nhiều hơn.

Chị Kiều Oanh – Trưởng ban quản lý dự án căn hộ Dockland (Q.7, TP.HCM) hướng dẫn sinh viên Trường ĐH Tài chính – Marketing trong một đợt kiến tập

Ảnh: Như Ý

 Nghề “quản gia” thời hiện đại

Các cao ốc văn phòng, chung cư, căn hộ, khu dân cư, khu đô thị… mọc lên liên tục khiến nhu cầu về chế độ hậu mãi cho khách hàng, quản lý, vận hành dự án liên tục tăng. Nghề Quản lý bất động sản được hình thành từ đó.

Hiểu một cách nôm na, Quản lý bất động sản cũng giống như làm “quản gia” với cấp độ chuyên nghiệp cao hơn và quy mô lớn hơn.

“Chúng tôi quản lý từ hệ thống kỹ thuật hạ tầng như thang máy, điện, nước, chiếu sáng… cho đến các dịch vụ tiện ích như bảo vệ, vệ sinh, cây xanh để đảm bảo sao cho cuộc sống của cư dân được tiện nghi và thoải mái nhất”, anh Duy Thế, trưởng ban quản lý tòa nhà văn phòng H. (Q.1, TPHCM), cho biết.

Nghề Quản lý bất động sản cũng thường xuyên tiếp xúc và giải quyết những yêu cầu của khách hàng, nên nghề này còn bao gồm cả kỹ năng giao tế.

Chị Nguyễn Thị Kiều Oanh, Trưởng ban quản lý một dự án căn hộ ở Q.7 (TP.HCM), nói: “Quản lý bất động sản là một nghề thú vị, mình vừa là người quản lý, vừa là người phục vụ. Thế nên, để có thể hoàn thành tốt công việc, đòi hỏi người quản lý bất động sản phải nắm vững các quy trình, hiểu biết tường tận các ngóc ngách của dự án, có sự phối hợp tốt với các bộ phận và đặc biệt là có kỹ năng mềm trong việc xử lý những tình huống phát sinh”.

Nghề non trẻ nhưng tiềm năng lớn

Là một ngành nghề trẻ nhưng sức bật của ngành nghề Quản lý bất động sản tại Việt Nam trong những năm gần đây rất đáng ghi nhận. Bên cạnh các doanh nghiệp ngoại cung ứng dịch vụ này, thị trường cũng đang đón chào nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia.

Thực tế cho thấy, tiềm năng của ngành nghề Quản lý bất động sản là rất lớn. Tốc độ tăng trưởng của thị trường nhà ở chưa bao giờ hạ nhiệt, cùng với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, khiến các chủ đầu tư chú trọng đến công tác quản lý, vận hành dự án của mình hơn, chứ không đơn thuần chỉ tập trung vào phát triển và kinh doanh như trước đây.

Cơ hội là thế, nhưng ngành Quản lý bất động sản cũng đối mặt với một số thách thức, nổi bật là sự thiếu hụt của nguồn nhân lực. Số lượng cơ sở giáo dục đào tạo nghề này cũng chưa nhiều.

Ký kết hợp tác giữa Công ty Savista và Trường ĐH Tài chính – Marketing (TP.HCM) trong việc đào tạo ngành Quản lý bất động sản

Ảnh: Như Ý

Trước tình hình đó, nhiều công ty quản lý bất động sản đã phải chủ động tự tìm cách phát triển nguồn nhân lực cho riêng mình.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Triển Vọng (Savista), một doanh nghiệp Việt trong ngành quản lý bất động sản, cho biết: “Chúng tôi liên kết chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành này, hoặc những ngành có liên quan, hỗ trợ sinh viên đi kiến tập, thực tập tại các dự án mà chúng tôi quản lý, sẵn sàng tuyển dụng sinh viên vào làm việc ngay khi ra trường”.

Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/viec-lam/nghe-moi-toanh-co-the-ban-chua-biet-quan-ly-bat-dong-san-830865.html

Trường Đại học Tài chính – Marketing tổ chức tuyển sinh đào tạo bậc đại học ngành Bất động sản với thông tin xét tuyển như sau:

Phương thức xét tuyển chung của Trường Đại học Tài chính – Marketing

Chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành Bất động sản: 200

Địa chỉ liên hệ:

Trường Đại học Tài chính – Marketing

Khoa Thẩm định giá – Kinh doanh Bất động sản

Phòng B.301, 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7, TP. HCM

Hotline tư vấn tuyển sinh: 028. 37720406

Website: khoathamdinhgia.ufm.edu.vn

Email: khoatdg@ufm.edu.vn

Tại sao nên chọn chuyên ngành Thẩm định giá

Cơ hội nghề nghiệp

Học chuyên ngành Thẩm định giá tại trường Đại học Tài chính – Marketing, người học đáp ứng được yêu cầu ở nhiều vị trí việc làm khác nhau với công việc ổn định và thu nhập hấp dẫn.

Người học được cung cấp kiến thức phong phú, bồi dưỡng nghiệp vụ gắn kết với thực tiễn và rèn luyện kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc thẩm định giá các loại tài sản theo nhu cầu của nền kinh tế, như thẩm định giá bất động sản, thẩm định giá thương hiệu, thẩm định giá doanh nghiệp… Người học có thể làm việc ở Ban Vật Giá, Phòng Quản lý công sản thuộc Sở Tài chính, Phòng Quản lý đất đai thuộc Sở Tài nguyên môi trường, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyên viên thẩm định tín dụng trong các Ngân hàng, chuyên viên trong các công ty Quản lý và khai thác tài sản thuộc các Ngân hàng, thẩm định viên về giá, chuyên viên thẩm định giá trong các Công ty Thẩm định giá độc lập.

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo chuyên sâu, sát với thực tiễn và phù hợp với những quy định, tiêu chuẩn của nghề Thẩm định giá trên thế giới và tại Việt Nam.

 Chương trình đào tạo luôn cập nhật, gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn do đó phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Môi trường học tập đầy năng động, sáng tạo với lý thuyết chuyên sâu kết hợp với báo cáo chuyên đề trong các môn học chuyên ngành.

Sinh viên được đi tham quan, tìm hiểu quy trình thẩm định giá thực tế tại các đơn vị; kiến tập trong thực tế và thực hành về nghề thẩm định giá trong quá trình học tập.

Vì thế, người học đáp ứng tốt được những yêu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng, hơn 80% sinh viên có việc làm đúng ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp và có đều đảm nhận những vị trí với nhiều cơ hội thăng tiến về nghề nghiệp trong tương lai.

Đội ngũ giảng viên, dịch vụ hỗ trợ và chế độ chính sách

Đội ngũ giảng viên có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn về nghề nghiệp thẩm định giá.

Cơ sở vật chất với hệ thống phòng học đa năng đạt đẳng cấp quốc gia với trang thiết bị học tập hiện đại. Ký túc xá khang trang, nằm ngay khuôn viên các cơ sở đào tạo chính của Trường.

Thư viện được tọa lạc nơi có không gian yên tĩnh với đầy đủ trang bị hiện đại, tiện nghi. Phòng đọc, phòng học tập nhóm, truy cập internet; lượng tư liệu phong phú và đa dạng với nhiều đầu sách in, sách điện tử, tạp chí, khóa luận, luận văn,.v.v… các lĩnh vực đào tạo thuộc khối ngành kinh tế. Sinh viên sẽ nhận được các dịch vụ hỗ trợ như tìm kiếm thông tin, hỗ trợ tiếng Anh, kỹ năng tự học và các kỹ năng mềm khác nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của sinh viên.

Hoạt động Đoàn – Hội sôi nổi, thiết thực. Sinh viên có môi trường tốt để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý đội nhóm, kỹ năng lập kế hoạch,.v.v…

Học bổng, chế độ chính sách cho sinh viên hơn 15 tỉ đồng/năm học. Sinh viên được hưởng đầy đủ chế độ về học bổng, miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội, hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn…

Phương thức xét tuyển:

Theo phương thức xét tuyển chung của Trường Đại học Tài chính – Marketing

Phương thức đăng ký chuyên ngành Thẩm định giá:

Đăng ký ngành Tài chính – Ngân hàng, chọn chuyên ngành Thẩm định giá

Địa chỉ liên hệ:

Trường Đại học Tài chính – Marketing

Khoa Thẩm định giá – Kinh doanh Bất động sản

Phòng B.301, 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7, TP. HCM

Hotline tư vấn tuyển sinh: 028. 37720406

Website: khoathamdinhgia.ufm.edu.vn

Email: khoatdg@ufm.edu.vn